Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

HỎI ĐÁP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

SÁCH HỎI ĐÁP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Tài liệu hỏi đáp môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam này được soạn giả Bùi Kim Đỉnh biên soạn theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT với các môn thuộc hệ thống tư tưởng chính trị nền tảng Marx Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy tại ĐH Quốc Gia Hà Nội. Sách được dành cho sinh viên cao đẳng đại học các ngành không chuyên sâu về chính trị học. Nhằm giúp các bạn sinh viên có tài liệu ôn tập sát với chương trình học tập giúp vượt qua các kỳ thi tự luận và vấn đáp. Sách gồm 45 câu hỏi và đáp án chi tiết.



hỏi đáp đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam


Keywords: download sach ts bui kim dinh,tai lieu hoi dap,mon hoc duong loi cach mang,cua dang cong san viet nam dcsvn


LINK DOWNLOAD SÁCH/TÀI LIỆU HỎI ĐÁP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM-TS BÙI KIM ĐỈNH - NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

==========


Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

bài giảng soạn thảo văn bản điện tử

Tài liệu bài giảng: Soạn thảo văn bản điện tử




MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu phần mềm Microsoft Word
2. Khởi động và thoát khỏi Word
3. Môi trường làm việc với Microsoft Word
BÀI 1: MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN VỚI HỆ SOẠN THẢO MS WORD
1. Thao tác với thực đơn file
1.1 Tạo tài liệu mới
1.2 Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa
1.3 Ghi tài l iệu lên đĩa
2. Các thao tác cơ bản
2.1 Sao chép, di chuyển văn bản
2.2 Xóa, đổi tên văn bản
2.3 Tìm kiếm và thay thế đoạn văn bản
3. Thực Hành
3.1 Bài thực hành: Thao tác cơ bản với File Word
3.1.1 Mục Đích, yêu cầu
3.1.2 Nội dung
3.2. Bài 2: Thực hành các thao tác với các tài liệu tronghệ soạn thảo văn bản
3.2.1 Mục đích, yêu cầu
3.2.2 Nội dung thực hành
BÀI 2: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
1. Định dạng các nội dung trên một trang văn bản
1.1 Định dạng kí tự
1.2 Định dạng đoạn văn
1.3 Định dạng trang
2. Chia cột báo, tạo chữ lớn đầu dòng, thiết lập Tab
2.1 Chia cột báo
2.2 Tạo chữ lớn đầu dòng
2.2.1 Cách tạo
2.2.2 Điều chỉnh chữ lớn trong đầu đoạn
2.3 Thiết lập Tab cho văn bản
2.3.1 Đặt TAB
2.3.2 Xoá Tab
2.3.3 Thay đổi khoảng cách của Tab
3. Tạo và quản lý Style
3.1 Tạo các Style
3.2 Định dạng cho Style
3.3. Đánh mục lục tự động
4. Gõ tắt và Sửa lỗi
4.1 Thêm từ viết tắt
4.2 Xóa đi từ viết tắt
4.3 Các tùy chọn về sửa lỗi chính tả
5. Thực hành
5.1. Bài 1: Định dạng các nội dung trên trang văn bản.
5.1.1 Mục đích, yêu cầu
5.1.2 Nội dung thực hiện
5.2. Bài 2: Thực hành chia cột, tạo chữ lớn đầu đoạn vàthiết lập Tab
5.2.1 Mục đích, yêu cầu
5.2.2 Nội dung thực hành
5.3. Bài 3: Thực hành các thao tác tạo và quản lý Style
5.3.1 Mục đích, yêu cầu
5.3.2 Nội dung thực hiện
BÀI 3: CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG MS WORD
1. Chèn các đối tượng vào văn bản
1.1. Chèn ký tự lạ
1.2. Đánh số trang cho văn bản
1.3. Đánh số và liệt kê tự động
2. Tạo các ngắt trang ngắt cột
2.1 Ngắt trang
2.2 Ngắt Cột
3. Các hiệu ứng đặc biệt
3.1 Tạo hiệu ứng cho Font chữ
3.2. Tạo màu chữ, màu đường kẻ
3.3. Chèn lời chú thích
3.4 Chèn Lời chú thích ở cuối văn bản (Endnote) Hoặccuối trang (Footnote)
3.5 Soạn thảo công thức toán học trong Word vào vănbản
4. Thực hành
4.1. Bài 1: Thực hành chèn các đối tượng vào văn bả
4.1.1 Mục đích, yêu cầu
4.1.2 Nội dung thực hành
4.2. Bài 2: Thực hành tạo các ngắt trang, ngắt cột và các hiệu ứng đặc biệt
4.2.1 Mục đích, yêu cầu
4.2.2 Nội dung thực hiện
BÀI 4: THAO TÁC TRÊN BẢNG
1. Tạo cấu trúc và định dạng bảng
1.1. Tạo cấu trúc bảng
1.1.1 Chèn bảng mới
1.1.2 Sửa cấu trúc của Bảng
1.2. Định dạng đường viền bảng (Tô nền và kể đườngviền)
1.3. Định dạng cho hàng, cột, ô
1.3.1 Điều chỉnh độ rộng cột, độ rộng dòng
1.3.2 Định dạng văn bản trong ô
2. Tính toán và sắp xếp dữ liệu trên bảng
2.1. Tính toán dữ liệu trên bảng
2.1.1 Tính tổng
2.1.2 Tính trung bình cộng
2.2. Sắp xếp dữ l iệu trên bảng
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành tạo bảng và định dạng cho bảng
3.1.1 Mục đích, yêu cầu
3.1.2 Nội dung Thực hành
3.2 Bài 2: Thực hành tính toán và sắp xếp dữ l iệu trênbảng
3.2.1 Mục đích, yêu cầu
3.2.2 Nội dung thực hanh
BÀI 5: CÔNG CỤ VẼ TRONG MICROSOFT WORD
1. Vẽ hình đơn giản và tạo chữ nghệ thuật trong Word
1.1. Vẽ hình trong Word
1.1.1 Sử dụng các mẫu hình đơn giản
1.1.2 Sử dụng các hình Autoshape
1.1.3 Định dạng hình vẽ
1.1.4 Làm việc tập hợp các hình vẽ
1.2. Tạo chữ nghệ thuật
1.2.1 Chèn chữ nghệ thuật
1.2.2 Hiệu chỉnh
2. Chèn tranh ảnh vào văn bản
2.1. Chèn tranh ảnh tích hợp sẵn trong Word
2.2. Chèn tranh ảnh từ một file trong ổ đĩa
3. Thực hành
3.1. Bài 1: Thực hành vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật
3.1.1 Mục đích, Yêu cầu
3.1.2 Nội dung thực hành
3.2. Bài 2: Thực hành chèn tranh ảnh vào văn bản
3.2.1 Mục đích, yêu cầu
3.2.2 Nội dung thực hành
BÀI 6: TRỘN TÀI LIỆU TRONG MS WORD
1. Chuẩn bị dữ l iệu nguồn và tài liệu mẫu để trộn văn bản
1.1 Tạo dữ l iệu nguồn
1.2 Tạo dữ l iệu mẫu để trộn văn bản
2. Các bước trộn văn bản
2.1. Chọn loại văn bản
2.2. Chọn văn bản mẫu
2.3. Chọn văn bản nguồn
2.4. Chèn các trường vào văn bản
2.5. Xem văn bản đã được trộn
2.6. Hoàn thành việc trộn văn bản
3. Thực hành
3.1. Mục đích yêu cầu
3.2. Nội dung thực hành
BÀI 7: BẢO MẬT VA IN TÀI LIỆU TRONG MS WORD
1. Bảo mật
1.1 Cách
1.2 Cách
2. Định dạng trang in
2.1 Thiết lập Page Setups
2.2 Thiết lập tiêu đề trên, tiêu đề dưới cho trang vănbản
3. In tài l iệu
3.1 Xem tài l iệu trước khi in
3.2 In tài liệu
4. Thực hành
4.1 Bài 1: Thực hành định dạng trang in
3.1.1 Mục đích, yêu cầu
3.1.2 Nội dung thực hành
4.2 Bài 2: Thực hành cách chọn máy in và in tài liệu ragiấy
4.2.1 Mục đích, yêu cầu
4.2.2 Nội dung thực hành
TÀI LIỆU THAM KHẢO

......................
Soạn thảo văn bản là một công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan xí nghiệp, công ty cũng như nhu cầu bất kỳ cá nhân nào hiện nay. Từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng máy móc vào việc soạn thảo văn bản (máy gõ chữ). Gõ đến đâu, văn bản được in ra ngay đến đó trên giấy. Các công việc dịch chuyển văn bản cũng như các kỹ năng soạn thảo văn bản còn rất thô sơ đơn giản. Để tạo được một văn bản đòi hỏi người soạn thảo có kỹ năng sử dụng máy gõ rất tốt. Soạn thảo là như vậy, còn việc in ấn vô cùng khó khăn. Đó là ngày xưa khi công nghệ thông tin còn chưa phát triển.

Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển rầm rộ, công nghệ thay đỏi từng ngày, những bài toán, những khó khăn được con người dần dần tin học hoá, thì việc soạn thảo những văn bản bằng tính đã trở thành những công việc rất bình thường

Cho bất kỳ ai đã biết sử dụng máy tính. Một trong những phần mềm máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microft Word của hãng Microsoft hay còn gọi là phần mềm WinWord. Ra đời từ những năm 1980, đến nay phần mềm Ms- Word đã đạt tới hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòng của bộ phần mềm Microsoft Office nói chung. Có thể liệt kê đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau:

- Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng;

- Khả năng đồ hoạ đã mạnh dần lên, kết hợp việc công nghệ OLE bạn chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu Word như biểu đồ, bảng tính,…vv

- Có thể kết xuất, nhập dữ liệu thành dạng HTML để chia sẻ trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet.

................................ giáo trình bài giảng này gồm 102 Trang, mời bạn tải về đọc và tham khảo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TG. Nguyễn Tiến, Giáo trình Word 97, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002
TG. Hoàng Đức Hải, Giáo trình “Lý thuyết và thực hành Tin học vănphòng – Tập 2: Word XP”, NXB Lao động xã hội, 2006
Công Tuân – Thanh Hải, Giáo trình học nhanh Word 2007, Nhà xuấtbản Văn hoá thông tin, 2007
TG. Vũ Gia Khánh, Giáo trình “Sử dụng và khai thác Word”, Nhà xuấtbản Giáo dục, 2007
KS. Trương Công Tuân, Giáo trình “Tin học văn phòng”, Nhà xuất bảnvăn hoá thông tin, 2008

Keywords:giao trinh bai giang,huong dan quan ly va soan thao van ban dien tu


Download Tài liệu bài giảng: Soạn thảo văn bản điện tử

============



GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC LÊ NIN

GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC LÊ NIN




Nội dung của sách giáo trình này bao gồm 6 bài lớn: Đối tượng và nhiệm vụ của đạo đức học Mác Lê nin; Nguồn gốc vai trò chức năng của đạo đức; các  kiểu  đạo  đức trong lịch sử, quan hệ giữa  đạo đức với các hình thái  ý thức xã hội khác; một số phạm trù cơ bản của đạo đức học;những nguyên tắc của đạo đức mới và tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới; một số vấn đề xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam. Tài liệu gồm 80 trang, đầy đủ mục lục tự động, bản đẹp. Nội dung điển hình trong tài liệu:

BÀI 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC - LÊNIN

I. ĐẠO ĐỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐẠO ĐỨC.

1. Khái niệm đạo đức.

Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại.

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức”  thì gốc ở chữ Hy Lạp là ấthicos nghĩa là lề thói; Tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học. Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.

Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Trong định nghĩa này có mấy điểm cần chú ý sau: 1 Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phán ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội.

Xã hội học trước Mác không thể giải quyết một cách khoa học vấn đề nguồn gốc và thực chất của đạo đức. Nó xuất phát từ “mệnh lệnh của thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bản tính bất biến của loài người,…chứ không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ quan niệm xã hội hiện thực xã hội để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó có tư tưởng đạo đức. Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc bao gồm cả triết học và luân lí học, con người đã hoạt động, tức là đã sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống. Ý thức xã hội của con người là phản ánh tồn tại xã hội của con người. Các hình thái ý thức xã hội khác nhau tuỳ theo phương thức phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống xã hội. Đạo đức cũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người. Và cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo điều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế xã hội là nguồn gốc của quan điểm này thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó. Ví dụ: Thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất là đạo đức chế độ nông nô. Thích ứng với chế độ tư bản, dựa trên cơ sở bóc lột người công nhân làm thuê là đạo đức tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ xã hội chủ nghĩa của những người lao động đã được giải phóng khỏi ách bóc lột. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định.

- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: Phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức…Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, người ta cũng đều được đánh giá như vậy. Các khái niệm thiện ác, khuôn khép và qui tắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những khuôn khép (chuẩn mực) Và qui tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch…) Và đối với người khác.

Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn khép hành vi) Là tiền đề của hành vi đạo đức của cá nhân. 2Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm…Cá nhân phải chuyển hóa những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực phù hợp với những đòi hỏi của xã hội…Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người.


...........................


III. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.

1. Đạo đức đối với cán bộ

Cán bộ là “Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ”. Ở nước ta, trong các thời kỳ cách mạng, cán bộ luôn là vấn đề nổi lên hàng đầu và giữ vai trò hết sức trọng yếu. Nó chẳng những có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây đựng Đảng mà còn là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Lênin cho rằng: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.

Cán bộ là người định ra đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là người đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, đưa đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ. Do vậy, trong mỗi giai đoạn cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, vừa có phẩm chất đạo đức vừa có năng lực để đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.

Trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đạo đức cần phải được nhấn mạnh trong mỗi con người, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.

Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ ra công tác cán bộ trong thời kỳ mới rất nặng nề: Chúng ta phải chủ dộng xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện hai 72nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những yêu cầu định ra về phẩm chất đạo đức của người cán bộ hiện nay là:

Một là, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức, kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Ba là, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Các tiêu chuẩn nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc. Cán bộ ở cấp càng cao thì càng phải gương mẫu, càng phải gìn giữ phẩm chất đạo đức.

Cũng cần phải thấy rằng, trong điều kiện nền kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, quan liêu thì việc nhấn mạnh đức là gốc theo tư tưởng của Bác Hồ là hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn và cần thiết. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là xem nhẹ tài. Bởi vì, không xây dựng đội ngũ cán bộ có tài thì cũng không thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, đức ở đây bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc.

Người có bản lĩnh chính trị vững vàng là người có cả đức và tài, là sự thống nhất giữa đức và tài.

2. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh là người tài đức song toàn. Dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.

Những phẩm chất đạo đức cao quý ở Hồ Chí Minh về tinh thần cách mạng cao cả, suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, về đức khiêm tốn, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; Mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập.

Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng. Theo Người đạo đức là nền tảng của 73người cách mạng cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông của suối. Người vẫn thường nói, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

Đạo đức cách mạng không chỉ là cái gốc của người cách mạng, mà còn là động lực mạnh mẽ để người cách mạng đi đến cái trí. Và khi đã có trí, hiểu biết về khoa học, chủ nghĩa Mác, phương pháp cách mạng… thì cái đức chính là cái bảo đảm cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã đi theo.

Sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp to lớn, khó khăn và nặng nề, con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp. Do đó, đạo đức cách mạng giúp người cách mạng vững tin trên con đường đi tới mục tiêu của mình. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ cũng không sợ sệt, lùi bước. Do đó, chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội.

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng đạo đức cách mạng chúng ta cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của nhân dân.

Trung và hiếu là hai khái niệm cơ bản, là trọng tâm của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Ở đó trung là trung với vua và hiếu với cha mẹ; Đã được Hồ Chí Minh mở rộng ra phạm vi xã hội là trung với nước, hiếu với dân. Ở đây nước là của dân và dân là chủ của nước. “Trung”, “hiếu” đã mang một chất lượng mới với ý nghĩa cách mạng, hết sức sâu sắc, vượt xa những giá trị đạo đức truyền thống Nho giáo.

Không có gì quý hơn độc lập tự do suốt đời chiến đấu cho độc lập tự do, cho hạnh phúc của nhân dân là tư tưởng đạo đức tiếp nối truyền thống đạo đức của dân tộc ViệtNam, là phẩm chất đạo đức lớn nhất, cao nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí

Minh.

Có thể nói, chiến đấu vì độc lập tự do, vì hạnh phúc của nhân dân, là phẩm chất nổi trội trong các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh. Phẩm chất này đã trở thành ý chí bất khuất, thành chủ nghĩa anh hùng, thành thái độ không cam chịu nô lệ, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”. Phẩm chất này đã trở thành bản lĩnh của người ViệtNam trước những thử thách, khó khăn gian khổ, đã hóa thành lối sống có tình có nghĩa, 74có thủy chung, có văn hóa – lối sống thắm đượm chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Phẩm chất này đã ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc trong cộng đồng người Việt Nam, trong sự tập hợp sức mạnh Việt Nam và sức mạnh nhân loại.

Chiến đấu vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân đã hòa nhập với dòng chảy chung của ý thức đạo đức cao đẹp nhất của nhân loại và nhân loại cũng đã cổ vũ nó, tiếp nhận nó, như là chính phẩm chất và giá trị của mình. Vì vậy, ngày nay khi trên thế giới còn có những đất nước, những bộ phận dân cư chưa được hưởng độc lập tự do, cơm no áo ấm, chưa được học hành, hạnh phúc thì phẩm chất này ở tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn là khát vọng cháy bỏng, là chất men kích thích, là động lực nội tại thúc đẩy nhân loại tiến lên, vươn tới.

Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản, được Hồ Chí Minh đề cập thường xuyên vì nó gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người cách mạng và quan hệ mật thiết với phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân”. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, theo Bác Hồ giải thích là:

Cần là cần cù siêng năng, tăng năng suất trong công việc. Ví dụ trong sản xuất quan trọng bậc nhất của cần là phát triển sản xuất. Phải lấy hiệu quả của sản xuất mà đo ý chí cách mạng.

Kiệm là tiết kiệm, tức là không lãng phí thời gian, của cải của mình và của dân.

Nghĩa là, chữ kiệm có nội dung khá toàn diện: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, tiết kiệm ở cả xã hội và ở mỗi cá nhân.

Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của nhân dân.

Liêm đã trở thành thước đo bản chất người, bản chất cách mạng của mỗi người.

Chính là thẳng thắn, thấy điều phải dù nhỏ cũng phải làm, thấy trái dù nhỏ cũng phải tránh. Khi nói tới chính, trước hết phải lấy mình làm đối tượng.

Chí công vô tư là đem lòng chí công, vô tư mà đối với người, với việc; Ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị công danh, phú quý. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. Chí công vô tư là chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà. Như vậy chí công vô tư không phải là không chăm lo lợi ích riêng. Ở đây Bác chỉ yêu cầu trong quan hệ lợi ích chung và riêng cần phải hài hòa. Nghĩ đến lợi ích riêng nhưng cần ưu tiên lợi ích chung. Chủ tịch Hồ Chí

Minh cho rằng, chí công vô tư phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân, theo Bác, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều 75có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân không trái lợi ích tập thể thì không phải là xấu.

Cũng cần phải thấy rằng, Hồ Chí Minh phê phán chủ nghĩa cá nhân, nhưng yêu cầu giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội, không trù dập lợi ích cá nhân, phải tôn trọng và phát triển cá nhân để chống chủ nghĩa cá nhân.

Ba là, tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đạo đức cách mạng không phải trên trời xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng. Do vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phải được tiến hành liên tục, không ngừng. Hôm nay có thể tốt, có thể vĩ đại, nhưng ngày mai có thể biến chất, thoái hóa hư hỏng nếu không tu dưỡng thường xuyên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, thực tiễn cách mạng liên tục phát triển, con người cách mạng và đạo đức cách mạng cũng phải tiến lên nếu không muốn lạc hậu với cuộc sống. Nếu không tiến lên tức là thoái. Và nếu thoái thì những thắng lợi đã đạt được sẽ không thể củng cố và phát triển.

Bốn là, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.

Bản thân cuộc đời Hồ Chí minh là chuẩn mực tuyệt vời, một tấm gương ngời sáng về sự nói đi đôi với làm, lý luận nhuần nhuyễn với thực tiễn. Người đã diễn đạt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin thành những phương châm chỉ đạo hành động, những chuẩn mực, để rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người vĩ đại khi nói về đạo đức, Người càng vĩ đại khi thực hành đạo đức. Người không chỉ nói là làm, mà người còn nói ít làm nhiều, và trên phương diện đạo đức phần nhiều người chỉ làm nhiều mà không nói. Chính điều này hôm nay đang đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm sâu sắc mới có thể khám phá được tầng sâu bản chất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Nói đi đôi với làm, nêu tấm gương về đạo đức theo Hồ Chí Minh có liên quan đến sự thành bại của cách mạng, sự sống còn của Đảng, của chế độ. Sự thành công phần lớn là do cán bộ, vậy cán bộ phải cố gắng hơn mọi người, để làm kiểu mẫu cho mọi người. Không có những tấm gương đạo đức thực tế, mọi tiêu chuẩn sẽ không còn giá trị gì hết. Chính vì vậy, cán bộ phải gương mẫu phải nêu tấm gương về nói đi đôi với làm.

Năm là, xây đi đôi với chống. 76Trong cuộc sống hiện nay những hình tượng tốt xấu, đúng sai vẫn còn đan xen, đối chọi, thúc đẩy, hoặc kìm hãm nhau. Trong đó, cái tốt vẫn là dòng chính, dòng chủ đạo, những cái xấu đang có nguy cơ lây lan, phát triển. Muốn phát triển cái tốt, muốn ngăn chặn cái xấu, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải kết hợp “xây” với “chống”, trong đó “xây” là nổi trội.

Theo Hồ Chí Minh, xây là xây dựng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cách mạng; Xây dựng chủ nghĩa tập thể, xây và nêu những tấm gương về đạo đức, những điển hình “Người tốt, việc tốt”, xây dựng tinh thần phụng sự Đảng, phụng sự

Tổ Quốc, phụng sự nhân dân. Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, sự đoàn kết trong tổ chức, trong nhân dân. “Chống” là chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, tham ô, lãng phí, chống thói “quan cách mạng”, chống kiêu ngạo, chống thói vô tổ chức, vô kỷ luật, mất đoàn kết.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng tới cả hai mặt “xây” và “chống”  và trong “chống” có “xây”  …Ở đây xây là xây cái hay, cái đẹp, đồng thời cũng là chống cái dở, cái xấu. Xây chủ nghĩa tập thể cũng đồng thời là chống chủ nghĩa cá nhân. Ngược lại, chống tiêu cực là để khẳng định và xây cái tích cực, chống tham ô, lãng phí, quan liêu – cũng chính là xây dựng liêm chính, tiết kiệm hiệu quả.

Theo Hồ Chí Minh, muốn “xây” và “chống”  có kết quả phải kiên trì, kiên quyết, phải tạo ra các phong trào cách mạng sôi động trong quần chúng. Các phong trào, các cuộc vận động “xây” và “chống”  phải cụ thể. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân, nhưng cũng có phong trào, những cuộc vận động gắn với từng ngành, từng giới, từng địa phương, từng lứa tuổi. Qua các phong trào, các cuộc vận động mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh “xây” và “chống”. Yêu cầu mỗi cá nhân, đảng viên phải có bản lĩnh, trung thực, quyết tâm cao, thường xuyên cổ vũ, chiến đấu bồi đắp cho cái thiện, cái đẹp, cái đúng, kiên quyết đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái sai, cái ác.

Sáu là, luôn luôn tự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng đạo đức cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh là một mẫu mực của tinh thần, phong cách macxit – lêninnít trong tự phê bình và phê bình. Theo người, phê bình là nêu ưu điểm và vạch ra khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Như vậy, theo Hồ Chí Minh tự phê bình và phê bình có mục đích và ý nghĩa tốt đẹp để mọi người học tập ưu điểm của nhau, để mọi người ngày càng đoàn kết, thống nhất, để mọi người tiến bộ, trưởng thành. 77Hồ Chí Minh còn chỉ ra trong tự phê bình và phê bình phải tến hành thường xuyên, triệt để, chỉ rõ nguyên nhân, chỉ rõ biện pháp cụ thể để sữa chữa. Người luôn luôn nhắc nhở cán bộ phải chống thói trước mặt thì nể, kể lể sau lưng. Nể nang không phê bình khác nào thấy trên mặt đồng chí có nhọ mà không chỉ. Nể nang không phê bình để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí ốm mà không chữa cho họ.

Hồ Chí Minh cho rằng, trong tự phê bình và phê bình, mỗi cán bộ, đảng viên phải bắt đầu từ chính mình. Mỗi người nếu không bắt đầu đòi hỏi từ chính bản thân mình, thì không có cơ sở để đòi hỏi người khác.

Thực tiễn cho thấy, ở đâu tự phê bình và phê bình lặng đi, ở đó có chủ nghĩa cá nhân có điều kiện phát triển. Chống chủ nghĩa cá nhân sẽ không có hiệu quả nếu sao nhãng việc tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc theo tinh thần, tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, bên cạnh những yếu tố tính cực cơ bản, đã nảy sinh những yếu tố tự phát, gây nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Do đó việc nâng cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình là sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ và nghiêm khắc tự phê bình đối với những thiếu sót yếu kém vi phạm đạo đức của mình, kiên quyết sữa chữa khuyết điểm của mình để ngày càng tiến bộ là công việc thường xuyên của môi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức, chính quyền, đoàn thể.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1]. Giáo trình đạo đức học. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – Năm 2000.
 [2]. Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cácn bộ đảng viên hiện nay-Thực trạng và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – năm 2004
 [3]. Giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – năm 2004.

Keywords:sach chinh tri,giao trinh dao duc hoc mac lenin,triet hoc k.marx,ts dinh ngoc quyen

==========